In day near Tet, Hanoi has many traditional foods like Chung cake, spring rolls and pickled onion. Only in two hours and with enough money, you can have delicious foods for Tet. However, the warm atmosphere of Chung cake pot and working together with family to clean onions for pickling or with neighbors killing pig and enjoying pig’s entrails gruel are not easy to be seen in Hanoi nowadays. My memory about Tet in my home village comes back.
One month before Tet, people in my home village told each other to grind sticky rice and dry it on sunlight for making sweet cake and floating cake. Banana leaves were cleaned, boiled and dried in sunlight to avoid tearing. Some of theme were used to wrap the cakes and the rest was used to wrap lean pork paste. The odd jods were rather interesting. Some farmers hurried in finishing work on their field to have free time enjoying Tet and others went to market to buy new clothes for their childen.
Following legend, the Three Kitchen Gods (Tao Quan) in every home return to Heaven on the 23rd day of the twelfth month of lunar calendar to make report to the Jade Emperor about everything in that home over the past year. On lunar December 27 – 28, Tet flavor spead over village with Chung cakes, sweet cakes, lean pork pastes and the sound of pig to eat on Tet, while the poor families like mine and some others such as Mr Nghi’s and Mr Chung’s had to share a pig. I like to go getting the meat home because I could enjoy the burned rice (at the bottom of a gruel pot) at Mr Nghi’s house.
After having the pork meat, all families prepared to make Chung cake and sweet cake (make from sticky rice, mung beans and molasses). Although my father was easygoing, he always kept to traditional customs of my home village. In the past, my village wrapped Chung cake with phrynium leaves without cake mold. Nowadays, many families find that it is difficult to do so, and they use a mold or buy cakes in the market. But my father said that Chung cake is a specific feature of Tet, so it should be made following traditional method. While wrapping the cake, he showed my brother how to make a square – shaped cake. Mr Huy and some neighbors came to my house to learn how to make the cake as helping him in splitting bamboo string and cleaning phrynium leaves. In the night of December 28, all families started to make fire cooking Chung cake. My brother and I wached the fire and added water into the pot of Chung cake. The wattle wall of our kitchen could not hold back the wind so the smoke made my eyes smart. My mother stirfried pig head’s meat, mixed mushroom to make lean pork pastes. When Chung cakes were arranged under a door plank to drain them of excess water, I could hardly open my eyes due to sleepiness. While nearly sleeping, I still asked my mother to take me to the Tet market in the next morning.
On Lunar December 29, I followed my mother to the market. Tet market had many things to buy like candies, jams, flowers, fishes and meat. It was ebullient with crowed people laughing and talking. My mother and I bough a peach blossom branch that was important in Tet holidays. In the last day of year, among the warm smell of burning incenses, my family sat down together for a Good Bye Old Year – Hello Happy New Year meal. In New Year’s Eve, we listened to the President’s New Year greetings and watched fireworks on TV.
On the first day of Lunar New Year, I wore new clothes following my parents going to enjoy a feast at my father’s eldest brother’s house. I liked receiving lucky money and having a fun with my cousins more than eating. Everybody wished each other health and happiness. In the next days, they went to each other’s house to congratulate and drink wine.
My memory of my home village’s Tet has been gradually blurred by the Tet in city. Also peach blossom and Chung cake, however, they cannot make me eager as in my childhood. Perhaps because now I am a grownup!
Dieu Ngo
TẾT QUÊ
Sắp tết rồi, phố phường Hà Nội nào bánh chưng, giò chả… và cả những lọ dưa hành. Chỉ cần bỏ ra vài tiếng đồng hồ cùng cái hầu bao nằng nặng là có thể sắm một cái tết ngon lành. Nhưng… để tìm thấy hơi ấm của một nồi bánh chưng với không khí quây quần ngồi nhặt sạch những củ hành cho mẹ muối dưa chuẩn bị đón tết, hay mấy nhà trong xóm rủ nhau đụng lợn cùng nhau ăn bát cháo lòng thì không dễ gì tìm thấy ở nơi phồn hoa đô thị này. Kí ức về tết quê lại tràn về trong tâm trí tôi…
Trước tết một tháng, quê tôi đã rậm rịch nhà nhà hò nhau đi xay bột nếp phơi cho được nắng để tết lấy cái làm bánh mật, bánh trôi tàu. Những tàu lá chuối cũng được đem về, róc ra, luộc tái rồi đem phơi cho khỏi rách. Một ít dành gói bánh, một ít để làm giò… Những công việc tuy nhỏ nhưng thật vui. Người hối hả lo công việc đồng áng sao cho gọn gàng để trong ba ngày tết rủng rỉnh ăn chơi, người thì chuẩn bị lên phố huyện mua quần áo mới cho trẻ…
Ngày hai ba tháng chạp, tiễn ông Công, ông Táo về trời. Hai bảy, hai tám nghe hương tết đầy ắp xóm làng, rụch rịch bánh chưng, bánh mật, gói giò… tiếng lợn kêu eng éc… nhà nào giàu thì giết hẳn một con, nhà nào nghèo như gia đình tôi thì hai ba nhà cùng rủ nhau đánh đụng. Nhà tôi thường chung với nhà bác Nghỉ và bác Huy. Tôi thích nhất việc vác rổ đi nhận phần thịt về vì thế nào tôi cũng được cạo cháy nồi cháo lòng nhà bác Nghỉ. Chả hiểu sao tôi thích ăn cháy đó đến vậy, vừa ngậy, vừa éo, vừa thơm.
Lợn làm xong thì cũng là lúc nhà chuẩn bị gói bánh chưng, bánh mật. Bố tôi là người tính tình tuy dễ nhưng phong tục quê hương không bao giờ làm thất truyền. Từ xa xưa, quê tôi đã có tục gói bánh chưng vuông bằng lá dong không cần khuôn. Nay nhiều gia đình thấy khó nên cứ làm sẵn khuôn dừa hay ra chợ mua cho tiện, riêng gia đình tôi thì không. Bố tôi thường bảo, bánh chưng là cái đặc trưng nhất của ngày tết nếu không gói, không làm theo cách truyền thống thì xem như không khí tết mất đi một nửa. Vừa gói, bố vừa bảo cho anh trai tôi cách gói thế nào cho bánh được vuông như chiếc bánh chàng Liêu dâng vua cha thuở nào. Anh Huy và mấy người hàng xóm cũng chạy sang học mót và giúp bố tôi mấy việc lặt vặt như chẻ lạt, lau lá dong… Đêm hai tám tết, các nhà rục rịch bắc nồi, nhóm lửa để nấu bánh. Tôi cùng anh trai ngồi nhóm lửa, chêm nước nồi bánh chưng. Cái phên không đủ cản gió làm khói lởn vởn, mắt cay xè nhưng vẫn thích thú. Mẹ trong nhà xào thịt thủ với mộc nhĩ để gói giò với bố thật vui. Khi những chiếc bánh chưng được xếp hàng dài và dùng cánh cửa ép nhẹ thì cũng là lúc mắt tôi díp lại. Trong giấc ngủ chập chờn tôi vẫn đòi mẹ sáng mai đi chợ tết quê.
Hai chín tết tôi theo mẹ đi chợ. Chợ tết đủ loại thức quà, chỗ là gian hàng tạp hóa đủ loại kẹo mứt, chỗ là hoa tươi khoe sắc… Người người nườm nượp chen nhau. Tiếng cười nói, hỏi han thật tưng bừng vui vẻ. Tôi và mẹ cùng nhau mang về nhà một cành đào chúm nụ, thế là đầy đủ tết rồi. Ngày cuối năm, mùi nhang trầm ấm cúng phảng phất, anh em, con cháu với ông bà tề tụ bên mâm cơm tất niên - mâm cơm chia tay năm cũ để ngày mai mùng một tết sẽ bắt đầu bằng những điều mới mẻ, tốt lành… Đêm giao thừa cả nhà ngồi nghe thư chúc Tết của Chủ tịch nước, pháo hoa nổ ngợp một góc trời qua màn hình ti vi.
Ngày mồng một, tôi xúng xính trong bộ quần áo mới theo bố, mẹ đi ăn cỗ chạp ở nhà bác cả. Đến đó tôi không thích ăn cỗ mà chỉ thích được nhận tiền mừng tuổi và đùa nghịch cùng lũ trẻ con trong họ. Ai cũng chúc nhau câu năm mới mạnh khỏe, “nuôi con lợn cho to, con gà cho béo”… rồi sang ngày tiếp theo kéo đến nhà chúc tụng, uống chén rượu mừng xuân.
… Những kí ức về tết quê xa dần và thay vào đó là tết phố. Cũng cành đào, cũng bánh chưng xanh… nhưng không còn háo hức như ngày thơ bé. Phải chăng bây giờ tôi đã lớn?